Phượng Hoàng Trung Đô di tích lịch sử triều đại Tây Sơn Mặc dù công trình này đã không được hoàn thành nhưng nó cũng để lại cho đời sau những kí ức về một thời hào hùng của dân tộc. Ngày nay Phượng Hoàng Trung Đô được thành phố Vinh tu sửa lại để trở thành một khu tham quan du lịch.
Cùng chúng tôi đặt vé máy bay đi Vinh đến khu di tích lịch sử này để có thể tìm hiểu được về lịch sử dân tộc ở triều đại Tây Sơn. Tháng 12/1788 trước hành động phản quốc của bè lũ Chiêu Thống, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân rồi tiến ra Bắc, đánh tan 30 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, chấm dứt vương triều Lê suy tàn thối nát, thu giang sơn về một mối. Tuy vẫn định đô ở Phú Xuân nhưng từ lâu vua Quang Trung có ý định chọn một nơi khác, địa thế thuận lợi hơn, để xây dựng kinh đô mới phù hợp với kế hoạch lớn lao: kiến tạo một quốc gia thống nhấtgiàu mạnh. Nhà vua đã nhiều lần viết thư hỏi ý kiến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp về việc này. Thư đề ngày mồng ba tháng chín niên hiệu Thái Đức (1788) có đoạn viết: “ lúa qua Hoành Sơn, qua cung đã từng mở bản đồ, thấy huyện Chân Lộc xã Yên Tường, hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây kinh đô mới. Thật là chỗ đẹp để đóng đô vậy”. Và ngay trong năm 1788 việc khởi công xây dựng kinh đô mới đã được triển khai trên khu đất rộng khoảng 10 mẫu dưới chân núi Quyết.
Núi Quyết thời Lê mang tên núi Dũng Quyết. Theo quan niệm người xưa, đây là một quả núi đẹp, hội tụ tứ linh qua bốn Bối ( cồn rùa). Kinh đô mới mang tên Phượng Hoàng Trung Đô tựa vào núi Quyết, có sông Lam và núi Hồng Lĩnh che chắn, án ngữ con đường Thiên Lý “ là đô đường vừa cận, có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc”. Mặt Tây và Nam thành nội có tòa lầu lớn ba tầng, hai bên là hai dãy hành lang dẫn tới khu vực chính điện. Quanh thành có đặt vọng gác, kho tàng… việc xây dựng tiến hàng liện tục trong bốn năm (1788-1792).
Công trình chưa hoàn tất thì vua Quang Trung đột ngột qua đời (ngày 16/9/1792). Việc dời đô từ Phú Xuân về đây không được người kế vị thực hiện. Phượng Hoàng Trung Đô nay chỉ còn là một phế tích, nhưng trong bối cảnh tình hình đất nước lúc đó, việc lựa chọn nơi này làm Trung Đô cho ta thấy rõ tầm nhìn chiến lược sáng suốt của vua Quang Trung. Việc lựa chọn nơi này cố nhiên không chỉ liên quan đến tình cảm của nhà vua đối với mảnh đất cội nguồn xa xưa ( tổ tiên Nguyễn Huệ vốn quê ở Nghệ An), mà rõ ràng là có gắn bó với những nhân thức sâu sa của ông về con người và địa thế xứ Nghệ trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang và hậu phương chiến lược trải dài duốt mười mấy năm chinh chiến đánh dẹp thù trong giặc ngoài. Trong cuộc chiến quân ra bắc tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh vào những ngày cuối năm Mậu Thân (1788) lực lượng vũ trang của vua Quang Trung được bổ sung thêm rất nhiều tráng đinh đất Ngệ và doanh trấn Nghệ An là nơi diễn ra cuộc duyệt binh lớn vang động lời kêu gọi diệt giặc cứu nước của hoàng đế anh hùng.
Công trình chưa hoàn tất thì vua Quang Trung đột ngột qua đời (ngày 16/9/1792). Việc dời đô từ Phú Xuân về đây không được người kế vị thực hiện. Phượng Hoàng Trung Đô nay chỉ còn là một phế tích, nhưng trong bối cảnh tình hình đất nước lúc đó, việc lựa chọn nơi này làm Trung Đô cho ta thấy rõ tầm nhìn chiến lược sáng suốt của vua Quang Trung. Việc lựa chọn nơi này cố nhiên không chỉ liên quan đến tình cảm của nhà vua đối với mảnh đất cội nguồn xa xưa ( tổ tiên Nguyễn Huệ vốn quê ở Nghệ An), mà rõ ràng là có gắn bó với những nhân thức sâu sa của ông về con người và địa thế xứ Nghệ trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang và hậu phương chiến lược trải dài duốt mười mấy năm chinh chiến đánh dẹp thù trong giặc ngoài. Trong cuộc chiến quân ra bắc tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh vào những ngày cuối năm Mậu Thân (1788) lực lượng vũ trang của vua Quang Trung được bổ sung thêm rất nhiều tráng đinh đất Ngệ và doanh trấn Nghệ An là nơi diễn ra cuộc duyệt binh lớn vang động lời kêu gọi diệt giặc cứu nước của hoàng đế anh hùng.
Sưu tầm - toibay.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét